Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh đại trà

Đăng lúc: 15:05:51 17/01/2022 (GMT+7)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng

học sinh đại trà

                                        Nguyễn Thị Nguyệt - GV tổ 4

      “Các vua Hùng đã có công dựng nước . Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.Ghi nhớ lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu học sinh là thế hệ tương lai của đất nước , phải học tập rèn luyện thật tốt , trang bị kiến thức làm hành trang ại trà bước cha anh , xây dựng và bảo vệ tổ quốc . Để thực hiện được nhiệm vụ đó thì cần rèn đức, luyện tài ngay từ nhỏ, tạo tiền đề cho sự phát triển sau này, ngay từ bé , các em cũng cần trang bị cho mình hành trang kiến thức vững vàng ở bậc học đó . Thầy cô là người định hướng dìu dắt các em trong học tập . Tạo sự hứng thú, niềm vui cho các em khi các em đến trường . Vì vậy chất lượng đại trà rất quan trọng đối với sự phát triển giáo dục chung của đất nước . Chất lượng đại trà tốt ở bậc Tiểu học  sẽ tạo nền móng sau này cho các bậc học tiếp theo của các em .

       Sau đây là một số biện pháp nâng cao chất lượng đại trà đã được tôi thực hiện trong quá trình dạy học và đã được kiểm nghiệm là đạt hiệu quả. 

*Trong giờ học  giáo viên cần tạo hứng thú học tập cho học sinh . Không gây áp lực, không tạo sức ép quá mạnh – vì yêu cầu quá sức sẽ gây tâm lí chán nản cho người học.

* Khơi gợi sự đam mê ở  mỗi môn học, sự hứng khởi , tìm tòi và khám phá trong học tập ở các em .

* “Học thầy, không tày học bạn” khuyến khích học sinh giỏi, khá kèm cặp học sinh yếu, kém . Nhưng phải chọn học sinh hợp nhau về tính cách ( trong một nhóm kèm)

*Phân luồng, chia nhóm, xếp chỗ ngồi phù hợp . Bố chí chỗ ngồi cho học sinh yếu ở vị trí giáo viên dễ theo dõi, dễ quan sát .

* Thường xuyên chấm , chữa bài để đánh giá lực học của học sinh .

* Khen thưởng , động viên học sinh kịp thời khi các em tiến bộ , nhắc nhở khéo léo  học sinh chưa tiến bộ và tìm hiểu nguyên nhân từ đó đổi biện pháp mới cho phù hợp .

* Giáo  viên cần thỉnh thoảng giao lưu cởi mở cùng học sinh như một người bạn để các con trình bày những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng , gắn kết tình cảm thầy trò – tạo hứng thú trong học tập cho học sinh .

* Giáo viên kết nối với gia đình học sinh để trao đổi tình hình học tập và khi cần hỗ trợ kiểm tra , kèm cặp học sinh học ở nhà ( Ví dụ : Phụ huynh cần theo dõi kiểm tra bài vở của con em mình , giúp các con trong quá trình học tập ở nhà , phải có thời gian biểu cho con . nhắc nhở con đi học chuyên cần…).Đồng thời giáo viên chủ nhiệm kết nối với giáo viên bộ môn để nắm bắt tình hình học tập  của lớp .

*Bóc tách học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng kèm cặp thêm ngoài giờ chính khóa. Không nóng vội, cần có lộ trình hợp lí , có kế hoạch cho mỗi học sinh .

*Kế hoạch dạy học cho học sinh chưa đạt chuẩn kiến  thức kĩ năng phải phù hợp với học sinh đó, không chỉ dạy kiến thức của lớp đó mà có thể phải dạy kiến thức ở lớp dưới.

* Học sinh có kiến thức hổng ở đâu phải có kế hoạch ôn tập cho các em ở đó .

* Phân công học sinh có năng khiếu giúp đỡ bạn ở trường, ở nhà . Tạo ra các nhóm học tập thi đua trong các nhóm có học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức , kĩ năng – nhằm nâng bậc chất lượng học sinh .

      Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã rút ra trong quá trình dạy học. Thiết nghĩ , bản thân cần cố gắng rèn luyện phẩm chất nhà giáo, yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình năng nổ, chuyên tâm với chuyên môn để chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng đại trà nói riêng ngày một nâng cao đáp ứng với nhu cầu giáo dục phổ mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

Quê tôi

 

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
26417