Cuộc đời, sự nghiệp của một nhà giáo

Đăng lúc: 09:22:22 12/01/2021 (GMT+7)

                   

                 CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA MỘT NHÀ GIÁO.

                                                                    Lê Thu - TT tổ 4

     Cô giáo Hà Thị Lan sinh ngày 15/10/1969 tại khu phố Tài Lọc phường Trường Sơn thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hoá (nay là Thành phố Sầm Sơn). Chị lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo có truyền thống hiếu học. Từ lúc ra đời đến năm 19 tuổi, chị được sống trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của bố mẹ. Thế rồi, mẹ chị mắc một căn bệnh hiểm nghèo và ra đi khi việc học hành của mấy chị em chị còn đang dang dở. Thiếu bàn tay chăm sóc, sự dạy bảo ân cần của người mẹ, chị phải gượng dậy vực lên dấu nỗi đau trong lòng .

 

                      

                                

                         Hình ảnh đại gia đình chị cách đây 10 năm

 

            Năm 22 tuổi chị xây dựng gia đình và sinh được hai đứa con  trai. Từ khi đi lấy chồng chị lại phải lo gánh vác mọi công việc nhà chồng. Bố chồng ốm nặng, sau đó  nằm liệt giường. Một thời gian sau, ông ra đi, còn mẹ già sống cùng với vợ chồng chị. Lúc này, chị được nhận việc làm ở cửa hàng mua bán Sầm Sơn. Công việc bận bịu, lúc nào chị cũng “đầu tắt mặt tối” chẳng có chút thời gian cho riêng mình. Mặc dù với bộn bề khó khăn nhưng lúc nào chị cũng muốn ước mơ theo học nghề dạy học. Chị thi đỗ vào lớp Trung cấp Mầm Non. Tưởng chừng niềm vui đã đến với  chị nhưng muôn vàn nỗi lo đang chờ đợi chị ở phía trước. Vốn chị là người phải lo toan  cuộc sống gia đình, chồng chị  việc làm  không ổn định . Việc học , việc nhà nhiều gánh nặng đè  lên đôi vai của chị tưởng chừng khó có thể vượt qua. Thế nhưng chị không hề nao núng. Chị ra trường khoảng được 4 năm với đồng lương ít ỏi, chồng không có việc làm ổn định  không đủ trang trải cho cuộc sống gia đình. Nhiều đêm chị trăn trở, lo âu, không sao chợp mắt được . Chị suy nghĩ làm nghề gì để kiếm sống đây? Chị tạm gác  mọi công việc gia đình sang một bên, tiếp tục  tự ôn thi và sự thành công đã đến với chị. Chị là một trong số những học sinh năm ấy được trúng tuyển vào trường TCSP Thanh Hóa. Cầm giấy báo trúng tuyển trên  tay  lại một lần nữa vừa mừng vừa lo. Trong quá trình học tập chị không ngừng phấn đấu học hành chăm chỉ, đạt kết quả cao trong học tập. Chị là học sinh xuất sắc được nhận suất học bổng của trường. Trong niềm vui sướng vô bờ đó, chị đã khóc, khóc trong hạnh phúc .

        Niềm vui được nhân lên nhưng sự khó khăn cũng thường ập đến với chị .Không những chị  phải lo học hành mà còn phải thu xếp mọi công việc trong gia đình. Lúc này mẹ chồng chị tuổi đã già đôi lúc ốm đau, việc học hành của con cái ...đè lên đôi vai chị. Ba mẹ con chị ngoài việc học hành, tối đến hoặc những ngày được nghỉ  phải ra ngã tư bán bỏng ngô để trang trải cuộc sống gia đình và lo tiền đóng góp học hành cho cả mẹ lẫn con. Chị một lúc đồng thời phải gánh rất nhiều trách nhiệm. Trong đầu chị  lúc nào cũng nghĩ mình phải làm sao để xứng đáng là người con dâu hiếu thảo, người vợ hiền và người mẹ mẫu mực . Năm 1999, chị ra trường, lúc này giáo viên một số nơi dư thừa quá nhiều nên Sở Giáo dục ngừng biên chế giáo viên. Thế là một lần nữa chị phải lận đận trên con đường công danh. Chị phải đi dạy hợp đồng cuộc sống vốn đã khổ cực nay lại càng khổ cực hơn. Niềm hi vọng không thể lụi tàn  trong tâm trí của chị mà nó còn rực cháy bỏng trong trái tim yêu nghề của chị.Chị nghĩ rằng tương lai tươi  sáng đang chờ đợi mình ở phía trước.Thế rồi, con đường công danh đã mỉm cưòi thực sự với chị. Con đường thật rộng rãi đang mở rộng và dang cánh tay chào đón chị .

     Năm 2001, chị được bổ nhiệm chính thức là giáo viện tại Trường Tiểu học Hoá Quỳ thuộc huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hoá. Nhìn khuôn mặt chị như tươi hơn , trẻ hơn rạng rỡ niềm vui. Chính niềm vui đó như được tiếp thêm cho chị sức mạnh , niềm tin vào cuộc sống vào tương lai ở phía trước. Trong quá trình công tác  tại trường Tiểu học Hoá Quỳ, chị luôn được Ban Giám hiệu, đồng nghiệp đánh giá cao là một cô giáo có chuyên môn vững vàng, sống có trách nhiệm, hoà đồng với mọi người. Giữa cuộc sống bộn bề với khó khăn, lúc này phương tiện đi lại đến trường của chị chỉ là một chiếc xe đạp cà tàng. Nhà cách trường 70 km, thế mà mỗi chiều thứ bảy lại trở về với mái ấm gia đình của mình.  Chị ở lại với chồng con được mỗi một đêm thứ bảy, nhiều đêm mẹ con chuyện trò ríu rít cả đêm. Chiều chủ nhật, chị lại phải tất tả trở lại trường . Sự bịn rịn, nhớ nhung của những đứa con thơ dạy chị không sao cầm được nước mắt. Tuy vất vả là thế nhưng chị vẫn hoàn thành tốt việc trường, đảm đang việc nhà. Nhiều đêm soạn bài và lo lắng cho tiết dạy ngày mai, chị nằm một mình không sao chợp mắt nỗi vì thương hai đứa con nhỏ thiếu bàn tay chăm sóc củả mẹ. 

        Những đứa con của chị rất yêu mẹ và hiểu rõ được những gì mà mẹ đã dành cho mình . Hai cháu chú tâm học hành đến nơi đến chốn. Năm học nào các cháu cũng đạt được danh hiệu học sinh giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Hai cháu luôn dâng lên mẹ bằng những việc làm tốt, lời nói hay. Chị càng được các cháu tiếp thêm sức mạnh nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Chị thật là xứng đáng với danh hiệu “Nuôi con  khoẻ, dạy con ngoan”. Năm 2002, chị được chuyển công tác về Sầm Sơn và giảng dạy tại Trường Tiểu học Quảng Tiến II. Chị luôn thực hiện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Lúc nào chị cũng dồn hết tâm trí vào công việc giảng dạy, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Mùa hè, mọi giáo viên được nghỉ sau những tháng ngày vất vả giảng dạy nhưng với chị những ngày này chị lại tiếp tục học. Chị tham gia học lớp Đại học Sư phạm và tối đến chị lại học tiếp lớp Đại học quản lí tại Trường Đại học Sư Phạm Vinh. Với cái nắng nóng mùa hè tại Vinh không hề thiêu chột sự vượt khó quyết tâm học tập của chị. Sau 4 năm học tại chức, chị được nhận tấm bằng cử nhân Đại học Sư phạm . Ngày nhận bằng, tâm trạng chị lâng lâng sung sướng.Tháng 9 năm 2009, chị được thuyên chuyển về Trường Tiểu học Trường Sơn. Niềm vui đến với chị như xua tan đi nỗi phiền muộn trong chị bấy lâu nay. Thế mà chẳng được bao lâu nỗi buồn lại ập đến với chị. Chồng chị đã mắc một căn bệnh hiểm nghèo và đã ra đi sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật. Người đời có câu : “Thuyền mạnh vì lái, gái mạnh vì chồng”. Chị chẳng khác gì một con thuyền lênh đênh trước muôn vàn sóng gió. Anh ra đi để lại cho chị một nỗi mất mát lớn, để lại một mẹ già tuổi đã gần 80 và 2 đứa con thơ dại. Chị phải ngậm đắng, nuốt cay vào trong lòng để vực lên gánh vác việc gia đình, lo con cái học hành .

        Hiện nay chị đang công tác tại Trường Tiểu học Trường Sơn. Chị được BGH nhà trường tin tưởng phân công dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Toán khối 4. Năm học nào chị cũng có học sinh đạt giải học sinh giỏi các cấp. Ở bất kì cương vị nào, vị trí nào chị luôn gương mẫu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Năm học 2014-2015 chị được phòng giáo dục Đào tạo Sầm Sơn công nhận danh hiệu Giáo viên dạy Giỏi cấp thị xã. Năm nay, chị đã 51 tuổi nhưng nhiệt huyết và lòng yêu nghề mến trẻ, sự cống hiến tài năng của chị cho sự nghiệp trồng người không lúc nào vơi. Nhờ bàn tay chăm sóc chu đáo, sự dìu dắt của mẹ các cháu con của chị bây giờ đã trưởng thành, thành những người con hiếu thảo, đứa cháu ngoan và là những công dân có ích cho xã hội . Hai cháu đã  tốt nghiệp Đại học . Một cháu ra trường và đi làm còn một cháu tốt nghiệp Đại học Y Thái Bình. Cháu được nhà trường nhận làm giảng viên trường Đại học Y Thái Bình . Công tác tại trường được 2 tháng  kế tiếp bước chân của mẹ cháu lại chuyên tâm học hành tiếp tục ôn thi Bác sĩ nội trú .Cuối  cùng kết quả đã mỉm cừơi với  cháu, kết qủa thi đậu cao được xếp thứ hai của trường . Sau đó  cháu tiếp tục  theo học Bác sĩ nội trú .

                

 Con trai đầu của chị - cháu Tuấn Anh trong buổi bảo vệ luận văn bác sĩ nội trú

       Hiện nay cháu được phân công công tác tại Bệnh viện Việt Đức Hà Nội. Cháu là một bác sĩ có chuyên môn vững vàng, có tâm, có đức với bệnh nhân . Bệnh nhân nào gặp được cháu như "mình bắt được vàng” vậy. Lời nói nhẹ nhàng ân cần, chỉ bảo tận tình chu đáo khiến người bệnh xua tan đi cái lo âu, đau đớn về bệnh tật. Còn cháu thứ hai đã xây dựng gia đình và có một cháu trai rất kháu khỉnh. Gia đình chị giờ đây thật hạnh phúc .

         

                    Nụ cười luôn nở rạng ngời trên đôi môi của chị .

            Cuộc đời con người có lúc thăng trầm, lúc khổ đau lúc sung sướng. Để đến được bến bờ hạnh phúc, cuộc đời chị thật sự lắm nỗi gian nan. Nhìn những đứa con thành đạt, đứa cháu nội kháu khỉnh xinh tươi, chị cười mãn ngyện. Chúng tôi, những người bạn đồng nghiệp đã từng gắn bó, gần gũi ...thật mừng cho chị - một người bạn, người chị đã biết vượt lên số phận để tìm thấy hạnh phúc tương lai.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                             MỘT THỜI VÀ MÃI MÃI

 

       Tôi sinh ra và lớn lên trên quê biển Sầm Sơn. Nơi đây là một vùng biển du lịch xinh đẹp và thơ mộng quanh năm đầy gió và cát. Từ những thập niên bảy mươi của thế kỉ trước, đất nước đang trong thời kì gian khó. Những đứa trẻ dân làng chài chúng tôi chiều lại theo mẹ ra biển đón đợi thuyền cá của bố trở về. Kinh tế khó khăn, cái chữ đến với con trẻ thật khó. Những đứa trẻ cùng trang lứa như tôi đã bỏ học khi chưa đọc thông, viết thạo vì người dân quê tôi vẫn quan niệm chữ nghĩa văn chương không bằng cái xương con cá lẹp. Gia đình tôi chẳng khá giả gì nhưng bố mẹ cố cho con cái học hành đến nơi đến chốn mong thoát cái nghèo đeo bám. Trường cấp 1 Trường Sơn nơi tôi học ngày ấy nằm giữa khu dân cư đông đúc nhưng số lượng học sinh được đến lớp chẳng tỉ lệ thuận với số trẻ trong độ tuổi đến trường. Tôi là một đứa trẻ may mắn được gắn bó với mái trường suốt bốn năm cấp 1.

           Bốn năm được học tập dưới mái trường này, tôi không chỉ được học bài học tri thức mà còn học được rất nhiều bài học đạo đức từ các thầy cô. Một thời ấu thơ đầy kỉ niệm đẹp theo tôi mãi đến tận bây giờ. Nhớ cái buổi đầu tiên đi học, tôi thẹn thùng níu áo mẹ đòi theo. Cô dỗ mãi mới chịu vào chỗ mà vẫn còn sụt sùi nước mắt ngắn dài  dõi theo bóng mẹ khuất sau cánh cổng trường ghép tạm. Giờ ra chơi mấy đứa con gái ngồi bệt xuống đất chơi chuyền thẻ làm quần áo lấm lem. Nhớ những đêm đươc ngủ lại nhà cô, cô dạy đọc và làm toán, lại được cô kể chuyện cho nghe đến khi ngủ lúc nào chẳng biết....Từ trong trí óc non nớt của đứa trẻ chín mười tuổi như tôi, cô giáo như người mẹ hiền, vô cùng thân thương, gần gũi. Không biết từ bao giờ, tôi mơ ước cũng được làm cô giáo để có thể làm điều gì tốt đẹp nhất cho những đứa trẻ nghèo quê tôi và cống hiến sức mình cho sự nghiệp giáo dục của quê hương đất nước.Và nơi đây chính mái trường này là cái nôi nuôi dưỡng ước mơ bé nhỏ của tôi.

        Năm 1992, tốt nghiệp trường trung học sư phạm với tấm bằng loại ưu, tôi được phân công công tác tại ngôi trường năm ấy. Ngôi trường xưa vẫn nằm trên nền đất cũ, cách bãi biển manng đầy ki niệm tuổi thơ tôi khoảng chừng gần cây số. Cánh cổng trường bằng tre luồng ghép tạm xưa nay được thay bằng cách cổng sắt tuy không đẹp nhưng cũng vững chãi, kiên cố vô cùng. Hàng dừa xưa nơi tụi con gái chúng  tôi thường lê la nhặt nụ hoa dừa rụng trắng mặt sân nay cũng không còn nữa. Thay vào đó là những  gốc bàng, gốc phượng sừng sững một góc sân. Bốn dãy nhà cấp bốn lụp xụp xưa có hai dãy được xây hai tầng tường vôi sáng sủa. Lớp học xưa của tôi vẫn còn đó, bao kỉ niệm tuổi ấu thơ của tôi cứ hiện về, vẹn nguyên như thuở ban đầu. Về lại trường xưa công tác, tôi được gặp lại nhiều thầy cô từ những ngày đầu cắp sách. Tình thầy trò xưa nay trở thành tình đồng nghiệp. Các thầy cô tuy đã luống tuổi nhưng vẫn rất tâm huyết với nghề. Những giờ lên lớp đầu tiên, tôi vụng về trong từng lời giảng, trong cách cầm tay dạy trẻ những nét chữ đầu đời, trong việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp...Được sự quan tâm dìu dắt của các cô giáo cũ và bạn bè làm tôi có thêm niền tin và sức mạnh. Ngày tháng trôi qua, tôi vững vàng và trưởng thành hơn, gắn bó hơn với mái trường mến yêu - nơi có tình đồng nghiệp chân thành, có bao lứa học trò ngây thơ trong trắng.

 

圖像裡可能有5 個人、大家站著和戶外

            Mái trường thân yêu hơn hai mươi năm về trước.

       Gần một phần ba thập kỉ trôi qua, tôi được chứng kiến bao cảnh đổi của quê hương. Một thành phố du lịch biển đang trở mình thức dậy, đầy tiềm năng và đầy sức sống. Sự nghiệp văn hóa giáo dục ở địa phương tôi cũng ngày một phát triền đáp ứng với yêu cầu đổi mới của đất nước. Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương cơ sở vật chất nhà trường dần được cải thiện. Các dãy phòng học được tu bổ, sân trường lát gạch phẳng phiu, sạch sẽ. Hàng cây, ghế đá, khuôn viên bố trí hợp lí và đẹp mắt. Phòng đa năng, phòng hiệu bộ đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy. Chất lượng mũi nhọn, chất lượng đại trà đều đáp ứng với yêu cầu chung. Suy nghĩ và cách nhìn nhận của nhân dân cũng có nhiều thay đổi nên số lượng trẻ đến trường đúng độ tuổi ngày một đông hơn. Tỉ lệ trẻ hoàn thành chương trình tiểu học đảm bảo. Năm 2008, nhà trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, nhiều năm liền đạt trường tiên tiến cấp thị cấp tỉnh, đươc thủ tướng chính phủ tặng bằng khen..các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phối hợp nhịp nhàng cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ban giám hiệu qua các thời kì là những cán bộ quản lí mẫu mực, có năng lực quản lí, tích cực tham mưu với chính quyền địa phương trong việc tu bổ cơ sở vật chất, xây dựng cảnh quan nhà trường, bồi dưỡng năng lực phẩm chất cho đội ngũ giáo viên. Các thầy cô giáo đều có trình độ trên chuẩn, nhiệt tình hết lòng thương yêu học sinh, đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Tập thể học sinh chăm ngoan, học giỏi xứng đáng là những chủ nhân tương lai của một thành phố trẻ. Trường Tiểu học Trường Sơn luôn được đánh giá là trường tốp đầu về chất lượng giáo dục trong toàn thành phố, xứng đáng là địa chỉ tin cậy của nhân dân đia phương.

圖像裡可能有5 個人、包括 Dung Phương 和 Vân Lê、微笑的人、大家站著、婚禮和戶外

                                           Bên mái trường mến yêu

      Bao thế hệ người lái đò đã đi qua, bến đò xưa, bến đò nay vẫn chứng kiến bao thế hệ học trò từng bước trưởng thành mang theo ước mơ bay đến những chân trời mới. Kế tục sự nghiệp của bao thế hệ thầy cô đi trước, thế hệ  chúng tôi đang bước tiếp con đường mà mình đã lựa chọn. Chúng tôi vẫn ngày ngày miệt mài trên bục giảng, tận tụy trăn trở vì chất lượng giáo dục, vì sự vững bước đi lên của nhà trường. Mùa thu đến, hoa cúc vàng tươi một góc sân trường, chúng tôi lại thêm một tuổi nghề và lại đón thêm một lứa học trò mới. Cứ thầm lặng, mải miết như những hạt phù sa màu mỡ ươm tiếp cho đời những mầm xanh  hi vọng.

       Tôi tự hào về quê hương mình, một vùng đất địa linh nhân kiệt. Vùng đất thân yêu có nhiều danh lam thắng cảnh đã từng in dấu chân kỉ niệm của bác Hồ kính yêu. Tôi yêu thành phố trẻ đang vươn mình ra biển đông mênh mông đón đợi những luồng gió mới. Và tôi càng yêu hơn mái trường đã gắn bó với tôi gần trọn cuộc đời mình. Hạnh phúc của mỗi đời người là được cống hiến hy sinh, là được thực hiện ước mơ mà mình mơ ước. Tôi tự hào vì mình có được điều đó, có được bến đỗ bình yên là mái trường Tiểu học Trường Sơn, nơi có tình đồng nghiệp ấm áp, chân thành, có đàn em thơ chờ tôi mỗi giờ lên lớp.

                                                                                     Tháng 1. 2021

                                          

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NHỮNG SUY NGHĨ VỀ TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC

                               Lê Thị Lanh - TT tổ 2

     Trường học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác "muốn đến". Nơi đó là gia đình lớn có niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm. Với khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, “Trường học thân thiện - học sinh tích cực”, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Tiểu Học Trường Sơn chúng tôi đã và đang đồng hành cùng nhau xây dựng trường học hạnh phúc dựa trên các tiêu chí về trường học hạnh phúc do các tổ chức giáo dục quốc tế đưa ra làm thước đo chuẩn mực. Trong đó tôi thiết nghĩ có 3 tiêu chí quan trọng, có tính cốt lõi đó là: yêu thương, an toàn và tôn trọng.

   “Yêu thương” là sự quan tâm, chia sẻ, tin tưởng, hỗ trợ và bao dung.Cụm từ có lẽ đã rất quen đối với mỗi người thầy,người cô chúng tôi.

      Tại ngôi trường Tiểu học Trường Sơn, người giáo viên luôn được tham gia những buổi tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để làm công cụ xây dựng sự tự tin bắt nhịp với những đổi mới trong giáo dục, phương pháp dạy học tích cực, năng lực ứng xử sư phạm và đạo đức nhà giáo. BGH luôn quan tâm đến đời sống các CB - GV - NV, luôn động viên GV yên tâm công tác.

        

                         Thư viện xanh - nơi ươm những mầm ước mơ xanh

      Với các em học sinh, thầy cô luôn cố gắng từng ngày để thay đổi mình, từ những điều nhỏ nhất để mang lại những cảm xúc tích cực, vui vẻ cho học trò. Mỗi buổi sáng đến trường, các con lại được hòa mình vào bài tập thể dục nhịp điệu, những trò chơi dân gian vui vẻ .Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đã được tổ chức. Các con không chỉ được tham gia thể hiện, rèn luyện bản thân mà qua mỗi hoạt động, giúp cô trò hiểu nhau hơn, các con xích lại gần nhau, biết đoàn kết,yêu thương và chia sẻ hơn.  Khung cảnh sư phạm là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng không gian hạnh phúc. Những chậu hoa, những cây xanh ngập tràn từ trong lớp đến lối đi hành lang. Những khoảng trống trong nhà trường đều được tận dụng để các con vui chơi, tập luyện thể thao

                            

          Bên cạnh đó, sự gắn kết giữa Phụ huynh và nhà trường đã có rất nhiều thay đổi. phụ huynh HS đã nhiệt tình tham gia hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động của trường, của lớp.  BGH cũng đã thay đổi hình thức cuộc họp phụ huynh, gặp gỡ với ban đại diện hội phụ huynh từng lớp ,chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của GV tới phụ huynh HS, giúp phụ huynh  thấu hiểu và cảm thông hơn.Sự gắn kết giữaphụ huynh HS và nhà trường đã có rất nhiều thay đổi.

       Nói tới “an toàn”, có thể thấy trường TH Trường Sơn ngày càng khang trang và an toàn.  Ngoài việc đảm bảo an toàn về thể chất, nhà trường cũng đẩy mạnh việc đảm bảo an toàn về tinh thần cho GV và HS: Nói không với bạo lực học đường, không có sự xúc phạm về tinh thần và thân thể. HS đã được trang bị các kĩ năng cần thiết như: phòng chống xâm hại tình dục, phòng cháy chữa cháy, phòng tránh tai nạn thương tích,…

Về sự tôn trọngTôn trọng được thể hiện ở việc các em được lên tiếng, được lắng nghe, được sai lầm và chia sẻ cảm xúc của mình. GV luôn tôn trọng từng sự khác biệt, khuyến khích sự khác biệt của từng HS nhưng phải trong sự thống nhất.BGH luôn lắng nghe những ý kiến phản hồi từ phía GV để có những thay đổi phù hợp. 

       Tuy vậy bên cạnh những điều mà chúng ta đã làm được thì vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Giáo viên vẫn luôn phải chịu những áp lực từ nhiều phía. Từ phía PHHS và truyền thông. Nhiều phụ huynh còn ỷ lại nhà trường, trăm sự nhờ thầy cô, hoặc lại quá khắt khe với nhà trường. Có những sự việc xảy ra nhẹ nhàng nhưng phụ huynh chưa có sự trao đổi với giáo viên mà ngay lập tức phản ánh và thậm chí, họ không làm việc với nhà trường mà đơn thư lên các cấp lãnh đạo. Cũng có những PH không hợp tác với GV trong việc dạy con, để con phát triển tự nhiên. Bên cạnh đó sĩ số HS trong lớp đông với nhiều đối tượng HS. Tâm lí lứa tuổi của các con thay đổi từng ngày.  Giáo viên chịu áp lực từ quản lý nhà trường, cấp trên về thi cử, đánh giá học sinh, áp lực thi đua danh hiệu của lớp, của trường.  Giáo dục luôn đổi mới.Nhiều GV chưa thích ứng kịp thời với những phương pháp dạy học mới. Các em học sinh cũng vậy,các em cũng phải chịu áp lực từ bố mẹ về những mong mỏi điểm số, thành tích. Có những bậc phụ huynh chưa tâm lí, chưa hiểu con, bắt con theo ý muốn của mình. Sĩ số lớp học đông nên đôi khi thầy cô chưa động viên, khuyến khích kịp thời tới các em đó cũng là một sự thiệt thòi.

         Để xây dựng một ngôi trường thực sự hạnh phúc đòi hỏi mỗi cá nhân trong môi trường ấy phải thay đổi và tự thay đổi,  không ngừng hoàn thiện bản thân. GV phải cảm thấy hạnh phúc thì mới có thể tạo ra những sản phẩm là những phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục có hiệu quả, xây dựng được lớp học hạnh phúc. Tổ chức nhiều hoạt động phát triển khả năng của HS, tạo cho HS có cơ hội được chia sẻ nhiều hơn, gắn kết HS trong lớp để xây dựng một tập thể đoàn kết. Quan tâm tới từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém.Gv cần dành thời gian khích lệ, động viên, và lắng nghe từ HS.  Hơn thế nữa, Gv cần phối kết hợp với PHHS, có những chia sẻ kịp thời để PH nắm bắt được tình hình của con để có những thay đổi phù hợp và không quên phải luôn chân thành, tin tưởng, và hỗ trợ các đồng nghiệp.

         Để xây dựng trường học hạnh phúc thành công, rất cần sự phối kết hợp từ gia đình, nhà trường và xã hội. Điều đó có nghĩa là mong muốn PHHS phải là người hiểu conđứa trẻ nào sinh ra cũng có những phẩm chất tốt và nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra và phát triển những phẩm chất đó.  PHHS cũng cần phải thay đổi cách nhìn nhận về đánh giá, điểm số và thi đua của con.  Cần thấu hiểu, cảm thông và san sẻ trách nhiệm với GVCN trong việc giáo dục con em mình. Mong muốn Ban giám hiệu nhà trường quan tâm và thấu hiểu điểm mạnh, điểm yếu của từng giáo viên để tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, giao nhiệm vụ đúng người, đúng việc trên cơ sở phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân giáo viênQuan tâm, động viên tinh thần giáo viên, nhân viên thông qua các hoạt động công đoàn nhằm gắn kết các thành viên trong nhà trường.

        Trường học hạnh phúc là mục tiêu mà mỗi một thành viên trong trường Tiểu học Trường Sơn đều khát khao hướng tới, vì nơi đây chính là ngôi nhà thứ hai yêu dấu của chúng tôi. Nơi đây, biết bao dự định, ý tưởng tốt đẹp đã, đang và sẽ được thực hiện, nơi sẽ được gọi là: “Ngôi nhà hạnh phúc” .

                                 ​                                           Tháng 12.

 

                      Làm thế nào để trường học luôn xanh, sạch, đẹp

      Nguyễn Thắm - TT tổ 1

       Ai trong mỗi chúng ta cũng mong muốn được học tập trong một môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn. Trường học xanh, sạch, đẹp tạo ra một môi trường học tập, sinh hoạt và vui chơi, an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với chúng ta, giúp chúng ta càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè. Ngôi trường đẹp để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng mỗi người. Trường học xanh, sạch, đẹp còn có ý nghĩa giáo dục mỗi chúng ta ý thức, thói quen giữ gìn và bảo vệ môi trường Vậy để trường lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn thì không ai khác mỗi học sinh chúng ta phải chung tay để cùng bảo vệ và xây dựng. 

     *Trước hết để trường lớp luôn xanh chúng ta cần:  Bảo vệ và chăm sóc cây xanh, không bẻ cành, hái hoa nhất là các bạn nam không trèo lên cây cối trong trường. Trong trường ta có nhiều cây tán thấp vì vậy có nhiều bạn thường đu lên cây, chúng ta cần phải khuyên các bạn chấm dứt hiện tượng này. Tích cực tham gia các đợt trồng cây do liên đội và nhà trường tổ chức.

    *Vậy để trường lớp luôn sạch thì sao?

         

      - Không vứt giấy rác bừa bãi ở trong ngăn bàn, trong lớp học, ngoài sân trường, ngoài cổng trường đặc biệt là ở các bồn hoa cây cảnh. Hàng ngày, hàng tuần phải vệ sinh sạch sẽ lớp học và sân trường.

      -  Có ý thức giữ gìn khu vệ sinh chung.

      - Cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nước sạch đã được đưa đến từng lớp. Để làm được điều đó đòi hỏi sự cố gắng không phải của một vài người mà cần sự cố gắng của tất cả các bạn học sinh.

    * Làm thế nào để  xây dựng trường lớp đẹp.

   -  Để trường đẹp thì trước hết mỗi chúng ta cũng phải đẹp.  Chúng ta phải đẹp trong cách ăn mặc. Với người học sinh thì mặc đẹp là ăn mặc giản dị, gọn gàng, sạch sẽ, không loè loẹt. Hiện nay còn một số bạn hiểu chưa thật đúng về ăn mặc đẹp, các bạn cho rằng phải theo mốt mới là đẹp, có bạn lại cho rằng phải đắt tiền mới là đẹp. Tôi không nghĩ vậy, đẹp là phải phù hợp với môi trường trường học, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh riêng của gia đình. Vì vậy với học sinh ăn mặc không gì đẹp bằng bộ quần áo đồng phục nhà trường.

    - Đẹp quần, đẹp áo là cần thiết nhưng chưa đủ chúng ta cần phải đẹp trong từng hành động, cử chỉ, lời ăn tiếng nói. Hãy làm sao để  mái trường thân yêu của chúng ta không có những lời nói thô tục, những hành vi vô lễ, mất lịch sự với thầy cô, bạn bè. Mỗi chúng ta cần phải  sống thân thiện với  môi trường: Không trèo, chạy nhảy trên  bàn ghế, bồn hoa, cây cảnh. Không vẽ bậy lên tường, lên bàn ghế.

   Hơn nữa ngôi trường đẹp luôn gắn với an toàn. Vậy thế nào là an toàn:

-  Trước tiên đó là ngôi trường không có bạo lực. Chính vì vậy mà giáo viên luôn tuyên truyền đến học sinh về chống bạo lực học đường.

        -  Thứ hai chúng ta cần giữ gìn và bảo vệ của công: tắt điện khi ra khỏi lớp, đóng cửa khi ra về.

     -   Ngoài ra giáo viên cũng luôn tuyên truyền đến học sinh về chống tai nạn thương tích, tai nạn giao thông. Và đặc biệt giáo viên thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện tốt phòng chống dịch bệnh CoVid.

                                                                               Tháng 12.2020

 

 

 

 

      

 

               

 

 

 

 

 

 

 

 

        Thư viện xanh - Nơi gieo ước mơ xanh              

                                                       Nguyễn Bình  - P. Hiệu trưởng

      Chiều ngày 20.11, LĐLĐ thành phố Sầm Sơn đã phối hợp với công ty THHN Xây dựng - Thương mại  Vân Tùng tổ chức lễ bàn giao công trình Thư viện xanh cho trường Tiểu học Trường Sơn. Về dự và chứng kiến lễ bàn giao, đại diện lãnh đạo thành phố sầm Sơn, có đồng chí Lương Tất Thắng- Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Sầm Sơn; đồng chí Bùi Quốc Đạt - Thành ủy viên, Phó chủ tịch UBND thành phố và các đồng chí lãnh đạo đại diện cho Ban Tuyên giáo, Ban dân vận Thành ủy, lãnh đạo Phòng GD & ĐT Thành phố. Về phía đại diện địa phương có các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND phường Trường Sơn cũng tham dự buổi lễ.

       Trước sự chứng kiến của các đồng chí lãnh đạo, đội ngũ cán bộ GV và các em HS trường Tiểu học Trường Sơn, ĐC Đào Thị Lý, UV BCHLĐLĐ Tỉnh, TUV, CT LĐLĐ Thành phố cùng ông Trần Thanh Hải- GĐ Công ty THHN Xây dựng - Thương mại Vân Tùng - đơn vị tài trợ đã trao tặng công trình Thư viện xanh trị giá 120 000 000 đồng cho nhà trường.     

       

      Thay mặt lãnh đạo trường TH Trường Sơn ĐC Lưu Thị Thu Hà - BT Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường đã tiếp nhận công trình và phát biểu cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, lãnh đạo địa phương, cảm ơn LĐLĐ và nhà tài trợ. ĐC đã khẳng định đây là công trình có giá trị lớn, thiết thực, một mô hình mới phục vụ trực tiếp hoạt động dạy và học, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm tiếp theo.

                                                                                      22.11.2020 

Quê tôi

 

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
26417