Biện pháp xây dựng nền nếp lớp học
BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NỀ NẾP LỚP HỌC
Nguyễn Thị Quyên - TT tổ3
Trong nhà trường, việc nâng cao chất lượng phải bắt đầu từ việc xây dựng nề nếp học đường. Bởi lẽ, nề nếp học sinh có tốt thì chất lượng giáo dục và dạy học mới có chất lượng. Và ngược, nếu nề nếp không đảm bảo thì chất lượng cũng rất khó đạt yêu cầu. Do vậy công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên tiểu học. Tuy nhiên việc hình thành cho các em nề nếp tốt ở các mặt là một điều khó thực hiện đối với giáo viên. Với tình hình xã hội hội hiện nay, rất nhiều gia đình chưa quan tâm đến nhiều việc hình thành thói quen tốt cho con em, điều này cũng là vấn đề khó khăn cho giáo viên trong việc xây dựng nề nếp. Mặt khác, một số giáo viên đến trường chỉ quan tâm nhiều đến việc dạy, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành nề nếp và tìm hiểu tình cảm cuộc sống của các em Xây dựng nề nếp học đường là xây dựng tất cả những thói quen tốt cho học sinh để các em tham gia tốt các việc làm liên quan đến các hoạt động trong và ngoài nhà trường như: Vệ sinh, giao tiếp, vận dụng, thực hành, hoạt động ngoại khóa, ứng xử giúp học sinh trở thành người phát triển toàn diện.
Để lớp mình phụ trách có nề nếp tốt, trước hết mỗi giáo viên cần phải xây dựng tốt các nề nếp đi học đầy đủ, đúng giờ. Một học sinh học tập tốt phải bắt đầu từ việc coi trọng giờ giấc học tập. Nếu học sinh thường xuyên đi học muộn hoặc nghỉ học thì việc nắm bắt kiến thức sẽ không được thường xuyên. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mọi mặt, làm ảnh hưởng chung đến các phong trào của lớp. Bởi vậy, ngay từ buổi học đầu tiên, giáo viên phải tìm hiểu nắm bắt đặc điểm tình hình của học sinh ( sức khỏe, hoàn cảnh gia đình, tâm lí ). Trong mỗi buổi học, giáo viên phải nắm sĩ số lớp ngay đầu buổi học. Nếu có học sinh nghỉ học, giáo viên phải gọi điện, liên lạc với phụ huynh để nắm bắt lí do. Đối với những học sinh nghỉ học có lí do chính đáng hoặc về sức khỏa thì đó là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, có những trường hợp nghỉ học vô lí do hoặc thường xuyên đi chậm thì đó là thói quen lề mề, ngại học tìm cách nghỉ học. Giáo viên phải trao đổi trực tiếp với phụ huynh, đề nghị phụ huynh phối hợp khắc phục ngay tình trạng về con em họ. Ngoài ra, GV cũng thường xuyên nhắc nhở vừa cương quyết vừa thể hiện tình cảm dịu dàng yêu thương đối với các em.
Học sinh có mặt đầy đủ trước giò vào lớp
Bên cạnh việc xây dựng nề nếp đi học đúng giờ, giáo viên chú trọng đến việc xây dựng nề nếp soạn sách vở và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Để tiết học có hiệu quả, trước hết học sinh phải có sách vở và đồ dùng cần thiết cho tiết học đó. Học sinh phải biết chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Vì vậy việc soạn sách vở và chẩn bị bài là việc làm rất cần thiết. Nó quyết định chất lượng của mỗi học sinh trong mỗi giờ học. Em nào có thói quen soạn sách vở, đồ dùng và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp là thể hiện ý thức luôn sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ học tập thì chắc chắn việc học tập sẽ đạt kết quả cao. Và ngược lại, nếu em nào không có thói quen soạn sách vở, đồ dùng và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp là thể hiện ý thức chểnh mảng, ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu bài và hiệu quả của tiết học. Vì vậy, đề hình thành thói quen này cho học sinh thì người giáo viên phải xây dựng và rèn luyện cho học sinh ngay từ những ngày đầu nhận lớp. Giáo viên phải kiểm tra liên tục vào trước giờ hằng ngày, ghi tên những học sinh bị thiếu sách vở và đồ dùng để gọi điện cho phụ huynh mang đến kịp thời hoặc thông tin đến gia đình qua tin nhắn khắc phục trong những buổi học sau.
Ngoài việc học sinh đi học chuyên cần, soạn sách vở và chuẩn bị bài thì ý thức tham gia học tập của mỗi học sinh trên lớp là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục. Trong quá trình học tập, học sinh phải tham gia nhiều hoạt động như: chú ý nghe giảng, phải tham gia xây dựng bài, phải thực hành, phải trao đổi thảo luận Nếu các em không hợp tác mà nói chuyện và làm việc riêng thì không thể tiếp nhận được kiến thức và thông tin từ giáo viên, bạn bè, sách vở, tài liệu . Ngoài việc học sinh đó nắm bắt được kiến thức, không hiểu để vận dụng thực hành, không có kiến thức để xây dựng bài, không biết thảo luận cùng nhóm dẫn đến kết quả học tập không đạt yêu cầu ra còn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình dạy của giáo viên, ảnh hưởng đến việc học của những em khác. Bởi vậy, để đạt được hiệu quả cao trong mỗi tiết dạy, giáo viên phải hình thành ý thức học tập tốt trong giờ học cho các em ngay từ tiết học đầu tiên. Khi nhận lớp, giáo viên đưa ra các yêu cầu, đề nghị học sinh phải ghi nhớ và thực hiện. Trong các tiết dạy học, giáo viên phải quan sát và đặc biệt chú ý đến thái độ học tập của học sinh. Nếu có học sinh vi phạm, giáo viên phải nhắc nhở và chỉnh đốn kịp thời. Ngoài ra, giáo viên cũng phải thường xuyên quan tâm uốn nắn những học sinh thiếu tự tin, tạo điều kiện để những em đó được thể hiện trước lớp, phải kiên trì và giúp đỡ các em đó khắc phục dần nhược điểm của cá nhân. Giáo viên cũng cần phải khích lệ những mặt tích cực của học sinh để khuyến khích học tập có hiệu quả.
Hình thành ý thức tự giác ; chăm chỉ , tích cực hợp tác với bạn bè
Vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp sạch sẽ là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi học sinh, nhất là trong tình hình hiện nay chúng ta đang phải đối phó với dịch bệnh COVID 19. Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ làm cho cơ thể khỏe mạnh, môi trường trong lành, tạo cho cả thầy và trò có hứng thú dạy - học. Việc rèn cho học sinh thói quen để sách vở ngăn nắp không chỉ góp phần giúp học sinh tiết kiệm thời gian lấy sách vở, tránh gây ồn ào làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học trong mỗi tiết học. Mà nó còn giúp học sinh giữ gìn sách vở và đồ dùng sạch đẹp, nâng cao ý thức học tập để đạt hiệu quả cao hơn.
|
Trong quá trình xây dựng nề nếp học đường, giáo viên cần quan tâm huấn luyện cho ban cán sự lớp năng lực quản lí, hỗ trợ giáo viên quán xuyến các nề nếp của lớp để tạo những thói quen tốt cho học sinh. Mặt khác, giáo viên dành nhiều thời gian hướng dẫn ban cán sự lớp khả năng tự quản lớp. Học sinh được phân công làm cán sự lớp sẽ có khả năng lãnh đạo, mạnh dạn hơn, linh hoạt hơn, tự tin hơn có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân. Đó cũng chính là các em đã được rèn luyện kỹ năng sống, sau này trong cuộc sống học sinh đó có bản lĩnh, phát huy khả năng đó hơn các học sinh khác cùng lớp.
Tóm lại, trong mỗi nhà trường, chất lượng giáo dục phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng nề nếp. Nề nếp được xây dựng và duy trì tốt thì chất lượng sẽ tốt. Và ngược lại, nề nếp không tốt thì sẽ kéo theo chất lượng dạy học không đảm bảo. Bởi nề nếp chính là một mặt của giáo dục.
|
|